Đầu năm rỗi rãi nên em khai bút mấy dòng. Em nghĩ chắc nhiều bác vẫn không rõ về công nghiệp phụ trợ (supplier industry) mà chỉ biết về nhà sx xe (OEM - Original Equipment Manufacturer). Trong khi công nghiệp phụ trợ lại chiếm đến gần 70% giá trị gia tăng của chiếc xe. Nhiều bác chắc giật mình khi thấy con số này. Ảnh dưới đây là một ví dụ nếu bác nào không trong ngành xe thì chắc chỉ quen một vài thương hiệu xe thôi. Còn lại là các hãng sx phụ trợ.




Các hãng phụ trợ có thể chia ra làm 3 loại theo chức năng:
- Chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu phát triển ví dụ như cty EDAG chuyên về dịch vụ tối ưu hóa quá trình sx.
- Chỉ sx thiết bị theo chỉ dẫn của nhà sx. Ví dụ đúc thân động cơ
- Cung cấp cả dịch vụ và sản xuất thiết bị, các công ty này có bộ phận nghiên cứu phát triển và sx riêng của họ. Ví dụ Bosch, ZF, Delphi, Denso v.v.

Cũng có thể phân chia các nhà sx phụ trợ theo quá trình hình thành sản phẩm như đồ thị sau:



Trong đó OEM là nhà sx xe như Mercedes, BMW, Toyota v.v. Họ chỉ chiếm 30-35% giá trị gia tăng của xe. Họ được các nhà cung cấp phụ trợ cấp 1 (Tier 1) cung cấp các hệ thống chính như hệ truyền động (ví dụ ZF cho BMW), điều hòa, nội thất v.v. 
Các hãng phụ trợ Tier 1 lại lấy các bộ phận của Tier 2. Tier 2 lại lấy các chi tiết nhỏ, linh kiện của Tier 3 v.v. 
Ngoại lệ có một số hãng như Magna, Karmann, Valmet. Họ thuộc loại Tier 0.5 vì họ sx toàn bộ một xe cho các OEM. Ví dụ Magna sx một số xe SUV cho BMW và Mer, cũng như Porsche Boxer trước đây. 

Ngày nay các nhà sx phụ trợ đã chuyên môn hóa nên họ có thể chuyên tâm sx các chi tiết với công nghệ cao. Mặt khác các nhà sx xe cũng muốn tiết kiệm nên họ sx những phần mà họ còn có mặt mạnh và thương hiệu. Ví dụ BMW không thể sx từng con ốc trên xe, thay bằng họ tìm hãng nào sx ốc tốt nhất và mua của hãng đó. Dần dần họ bỏ qua việc mua ốc vì cũng tốn công, mà mua cả cụm thiết bị có con ốc trên đó v.v. Lốp xe là một ví dụ điển hình mà các nhà sx ngày nay không ai tự sx lốp cho mình nữa mà để các hãng chuyên sx lốp làm. Tuy nhiên các nhà sx xe thường không bao giờ nói các chi tiết trên xe họ là của hãng nào cho khách hàng và bắt in logo của họ lên. Ví dụ đài trên xe Toyota đề Toyota nhưng chắc của Pioneer hay JVC. (Trừ khi hãng phụ trợ đó quá nổi tiếng, ví dụ một số hãng kể cả Porsche vẫn để nguyên tem của hãng ghế Recaro trên xe ở một số mẫu thể thao, trong marketing gọi là Ingredient Branding)

Xu hướng cho thấy các nhà sx phụ trợ sẽ lấn dần sân của nhà sx xe. Đến như thân xe (body) hiện giờ các nhà sx xe làm đến 96% thì đến 2015-2020 cũng chỉ còn 59%



Hình dưới đây là các nhà cung cấp chính cho BMW X5. Các nhà cung cấp nhỏ nữa thì không liệt kê lên đồ thị được. 



Thế hiện tại số lượng nhà sx xe (OEM) và phụ trợ là bao nhiêu?



Do khủng hoảng kinh tế kéo theo lượng xe trên thế giới bán kém nên nhiều nhà sx phụ trợ sẽ chết hoặc phải sát nhập với nhau để tồn tại. Do đó số lượng này sẽ giảm đáng kể.

Quay lại với Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách vẫn mong mỏi có một cái xe làm ở VN với tỷ lệ nối địa hóa cao và ép các nhà sx xe làm việc này. Tuy nhiên ta thấy là chỉ yêu cầu các nhà sx xe không đủ vì họ chỉ nắm 30-35% giá trị xe (nên mới thấy vừa qua tỷ lệ nội địa hóa thật của các hãng rất thấp, Ford VN chỉ có 2%). 

Muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa thì phải mời thảm đỏ cho các nhà phụ trợ vào, nhưng cũng không dễ vì họ đã chuyên môn hóa nên chỉ cần sx ở một vài nhà máy trên thế giới là có thể cung cấp đủ cho toàn cầu. Quan trọng việc mời thảm đỏ là tạo điều kiện cho họ, hiểu họ và làm sao để họ đầu tư (Thái Lan làm được việc này). Nhà mình thì chưa biết có xếp nào hiểu rõ họ không, em chỉ biết hôm lâu đi họp hội nghị quốc tế về ôtô có bác thứ trưởng bộ công thương (em không muốn nêu tên) lên phát biểu khai mạc bẳng tiếng Anh mà nói cứ nhầm công nghiệp phụ trợ (supplier industry) với công nghiệp phụ tùng (spare part industry) làm cho cả Tây lẫn ta cứ ngớ hết người ra. Nếu cứ hiểu sai như vậy mà đánh giá thấp công nghiệp phụ trợ như phụ tùng thì chiến lược nội địa hóa sẽ ....????