Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Chuyện của một Tú bà (19+)


@ (dẫn từ bên nhà một mụ tú bà).
Ảnh: ăn cắp trên mạng
Tôi hồi trẻ làm cave, đến khi có tí tuổi, ngực dài, háng rộng, toan về già rồi, thì chuyển qua làm tú bà. Cái này cũng giống như mấy cầu thủ bóng đá, khi hết thời thì quay qua làm huấn luyện viên vậy. Cầu thủ chuyển qua làm huấn luyện viên có nhiều thuận lợi lắm, bởi họ có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên sân cỏ. Còn tôi, từ cave chuyển qua làm tú bà cũng không gặp khó khăn gì mấy, bởi tôi có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên giường.
Có lẽ sau nghề buôn thuốc phiện và trộm cướp thì cave là nghề bị xã hội khinh rẻ nhất. Tôi thấy có chút bất công. Bởi dù gì thì cave vẫn kiếm tiền bằng chính công sức của họ (dù ít hay nhiều), chứ họ không lấy trộm, không cướp giật,  không ăn chặn của ai. Trong khi đó, đầy những kẻ làm giàu bằng những cách thất đức, bẩn thỉu hơn thì lại được người đời ngợi ca, trọng vọng.

Những cuộc tranh đoạt quyền lực trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam


Trinh Tung
Chân dung Trịnh Tùng. Tranh vẽ trong sách Trịnh gia chính phả.


Đặt vấn đề
Quyền lực là thứ mê hoặc và ám ảnh lớn nhất của con người. Có những con người vì tham quyền đã để lại tiếng xấu muôn thuở, trở thành những kẻ bán nước cầu vinh bị người đời khinh miệt như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… cũng có những con người dựa vào quyền lực để đưa đất nước tiến lên, vượt qua khủng hoảng. Là anh hùng hay tội đồ dựa vào thành bại trong cuộc tranh giành và những việc đã làm đối với dân tộc, với nhân dân.
Không có một loại quyền lực trên đời này có thể duy trì mãi mãi được, khi một chính quyền mới được lập nên, nó luôn muốn duy trì quyền lực và sự thống trị của mình trường tồn với thời gian. Tuy nhiên, trải qua những biến thiên của lịch sử, dài hay ngắn khác nhau, lần lượt các chính quyền đó bị sụp đổ, khi chính quyền không còn thuận với lòng dân thì bùng nổ các cuộc khủng hoảng, xuất hiện sự tranh đoạt quyền lực giữa các phe phái, cá nhân dẫn đến sự sụp đổ của một dòng họ, chính quyền hay cá nhân nào đó. Trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra không ít trường hợp như thế. Trong bài viết lần này, chúng tôi hi vọng cung cấp cái nhìn toàn cảnh hơn về các cuộc tranh đoạt quyền lực đế vương trong lịch sử nước ta. Có những người thuận theo thời thế, vì chính nghĩa và cũng có không ít tiểu nhân. Vậy cái kết của họ như thế nào? Lịch sử và nhân dân đánh giá họ ra sao?