Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

ĐỊT MẸ BỌN LỀU BÁO! ĐỊT MẸ CẢ LÀNG BÁO CHÍ CHÚNG MÀY! (Cái tít, nó thế đấy, ai khó chịu thì đi ra, không cần dạy đạo đức ở đây.)




A. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa thông qua đề án xây dựng QUẢNG TRƯỜNG TÂY BẮC đặt ở trung tâm thành phố Sơn La với tổng đầu tư dự kiến là 1400 tỷ.
Tổng diện tích dự án 20 hecta, theo văn bản số hiệu 3333/QĐ - UBND ban hành bởi Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sơn La ngày 31 tháng 12 năm 2013, giá đất phi nông nghiệp ở đô thị (TP. Sơn La) có giá từ 800 trăm ngàn đến 10 triệu đồng 1 mét vuông tùy vị trí
Cụ thể ở khu vực Chiêng Sinh, Chiêng Còi (nơi dự kiến sẽ xây dựng Quảng Trường) (theo bảng giá đất của những khu quy hoạch) có giá 1 triệu đến hơn 2 triệu đồng 1 mét vuông. Như vậy chi phi ước tính cho việc đền bù đất là từ 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng (chưa kể đền bù công trình trên đất)
Tính tiếp các chi phí giải phóng mặt bằng, làm nền (thường làm bằng đá), cây xanh, xây dựng bảo tàng, quần thể tượng đài, đền thờ và các hạng mục khác thì con số 1400 tỷ cho một công trình sức chứa 20.000 người không phải là con số quá lớn.
Nhưng sự hợp lý của chi phí không phải là vấn đề quan trọng, quan trọng là quần thể các hạng mục trong đề án xây dựng quảng trường, xét về yếu tố chi phí thì Tượng Đài Bác Hồ chỉ là MỘT HẠNG MỤC NHỎ.
Tượng đài dự kiến cao 5-8 mét, là kích cỡ tầm trung, lấy quy chiếu là tượng đài Bác được dựng ở quảng trường đi bộ TP.HCM thì tượng được làm bằng hợp kim đồng có chiều cao 7,2 m (bệ tượng cao 2,7 m, thân tượng 4,5 m), tổng kinh phí 7 tỷ đồng.
7 tỷ đồng với 1400 tỷ là mức chênh lệch lên đến 200 lần. Tại sao cả lò nhà chúng mày lại giật tít là "Xây tượng đài Bác mất 1400 tỷ"?
Điều mà cả lò báo chí chúng mày muốn là gì, là người ta thốt lên "Ơ, có cái tượng đài mà sao lại 1400 tỷ", sẽ có hai hệ quả. Hệ quả thứ nhất là chửi chính quyền vì kiểu gì chả có bớt xén, xơ múi, ăn uống.
Hệ quả thứ 2 là điều mà tao muốn chửi chúng mày đó là khiến cho 1 đám trẻ lấy tiền ra cân đo đong đếm với tình cảm giành cho Bác. Dĩ nhiên là với một số tiền vô lý như thế thì chúng nó sẽ dẹp cái tình cảm sang một bên và thậm chí xúc phạm đến Bác.
View là cái con c*c gì vậy, nó quan trọng đến mức chúng mày phải bán rẻ tất cả mọi thứ như vậy sao? Thực sự tâm hồn chúng mày đã mục ruỗng như vậy thì tốt nhât là đi dắt gái hay làm gì đó đi chứ đừng làm báo nữa, ô uế 2 chữ nhà báo.
B. Mấy lời tiếp theo tôi xin gửi đến những bạn đang comment "tiền đó để lo cho dân hay hơn" với tư cách là người đã chứng kiến sự đổi thay mà 3 quảng trường mang lại kể từ khi khởi công xây dựng đến khi đi vào hoạt động.
1. Quảng trường Hồ Chí Minh ở Thành Phố Vinh.
Quảng trường này được khởi công xây dựng trong sự háo hức của người dân Nghệ An và đi vào hoạt động năm 2000 tức 15 năm trước (nghĩa là lúc đó dân còn nghèo hơn bây giờ vạn lần).
Mỗi lần tôi đến Vinh thì người thân và bạn bè đều ngỏ lời "dẫn ra quảng trường chơi". Về khía cạnh tinh thần, quảng trường HCM đã trở thành địa điểm để người dân thành phố Vinh tưởng nhớ Bác và có những sinh hoạt văn nghệ, văn hóa trong các dịp đặc biệt. Nó cũng trở thành một trong nhưng biểu tượng của thành phố này.
Chưa kể hàng ngày hàng ngàn người đổ về đây để đi dạo, tập thể dục, hóng gió, vui chơi. Quảng trường ra đời cải thiện rất nhiều cho đời sống tinh thần của nhân dân Nghệ An nói chung và TP. Vinh nói riêng (trước đó TP Vinh chỉ có 1 công viên cây xanh (sau này có thêm 1 công viên trò chơi)).
Về khía cạnh kinh tế, khi đề án được thông qua, nhiều hộ dân có được tiền đền bù để có cuộc sống mới tốt hơn. Khi công trình được khởi công đã tạo hàng trăm việc làm.
Và đặc biệt khi quảng trường đi vào hoạt động nhiều người tiếp tục có điều kiện làm ăn nhờ kinh doanh dịch vụ, và chẳng mấy chốc khu vực quảng trường đã trở nên vô cùng phát triển, quang cảnh xung quanh thay đổi đến chóng mặt.
2. Quảng Trường Đại Đoàn Kết ở TP Pleiku - Gia Lai.
Quảng trường này được xây dựng ở khu vực Hoa Lư cách đây tầm 10 năm và đi vào hoạt động khoảng 6-7 năm. Tương tự như QT. HCM ở Nghệ An, QT Đại Đoàn Kết cũng nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa của tỉnh, là nơi nhân dân sinh hoạt tình thần, vui chơi giải trí.
3. Quảng trường (phố đi bộ) Nguyễn Huệ ở Quận 1, TP.HCM.
Quảng trường này khởi công cách đây tầm 2 năm và vừa đi vào hoạt động từ tháng 5 năm nay. Nó nhanh chóng trở thành một điểm đến lý thú của du khách cũng như người dân.
Kết luận là gì, là chắc chắn nếu bạn ở Cà Mau thì hâu như bạn chả lợi lộc gì cả, nhưng nếu bạn ở những địa phương trên thì chắc chắn được hưởng lợi. 3 công trình trên đều được khởi công trong sự háo hức mong chờ của người dân, tôi ở cả 3 nơi, và không thấy ai quanh tôi phản đối.
Đó không phải là lo cho dân thì là gì? Mang xe tải gạo đến đổ trước nhà là lo cho dân à?
Thế thôi, hết!
Nguồn: Facebook đéo biết của ai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét