Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

CHUYỆN KIẾM

   Kiếm được coi là một trong những loại vũ khí lâu đời nhất thế giới. Trong 18 ban võ nghệ, kiếm đứng ở hàng quan trọng nhất. Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần lịch sử võ học Trung Hoa và được gắn với những thanh kiếm huyền thoại…


Một trong những thanh kiếm đầu tiên chính là Thái A bảo kiếm. Tương truyền thanh kiếm này được một thợ rèn ở Giang Tô đúc thành. Nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn. Thái A bảo kiếm sau đó được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng và sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc. 

ÂU DÃ TỬ

Tuy nhiên thanh kiếm nổi danh thời đó lại là Long Tuyền kiếm do Âu Dã Tử, một thợ rèn kiếm nổi tiếng Trung Hoa thời cổ làm ra. Trong lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê (Chiết Giang) có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông cho xẻ núi và lấy được một mảnh "thiết anh" (sắt tốt). Được Sở Vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực luyện nên Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc như nước dâng cho Sở Vương. Long Tuyền kiếm nổi tiếng đến mức sau này qua lăng kính văn học mọi thanh kiếm đều được gọi là Long Tuyền và cụm từ "tay vung ba thước Long Tuyền kiếm" đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc.

Nước Ngô và Việt thời Xuân Thu cũng là những nước có nhiều truyền thuyết về những thanh kiếm báu nhất. Vua Hạp Lư đã từng cho người rèn những thanh bảo kiếm như Ngư Trường, Chúc Lâu và Trạm Lư. Ba thanh kiếm này tương truyền cũng là do Âu Dã Tử rèn thành. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn chiếc ao tên là Âu Dã, đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ ba bảo kiếm trên.

Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi.

Thanh Chúc Lâu sau này được con Hạp Lư là Ngô Phù Sai dùng trong một việc vô cùng ngu dại. Khi Tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối họa nước Việt, thì Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi và những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư, quân đội Việt đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn giết chết Phù Sai và chiếm được thanh bảo kiếm Trạm Lư và Chúc Lâu. Sau khi báo thù, Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên bỏ đi Ngũ Hồ, ông viết thư để lại cho Văn Chủng: "Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ". Quả nhiên sau đó Việt Vương Câu Tiễn vì ghen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng, sợ bị cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu, Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm tự sát. Còn thanh Trạm Lư? Tương truyền khi chết, vì quá yêu thanh bảo kiếm này nên Câu Tiễn đã sai chôn theo mình.

 CAN TƯƠNG - MẠC DA
                                  Theo Tam Quốc Chí Truyền thuyết cổ sự

Thời Xuân Thu, kiếm do nước Việt rèn có độ cứng, dẻo và sắc nhọn… hơn hẳn các chư hầu. Nguyên nhân vì nước Việt chẳng những có quặng mỏ sắt thép tốt, mà còn có những nghệ nhân chuyên rèn kiếm. Trong số đó, nổi tiếng nhất là Can Tương.

Can Tương và Âu Dã Tử cùng bái sư học rèn luyện kiếm và từng hợp tác rèn ba thanh kiếm: “Long Uyên”, “Thái A” và “Công Bố”. Về sau, Can Tương đến nước Ngô kết hôn cùng nàng Mạc Da. Hai người rèn các nông cụ kiếm sống qua ngày, nhưng đôi khi cũng rèn kiếm. Ngày tháng trôi qua, người ta ngỡ ông là người nước Ngô.

Chất lượng sắt thép không bằng nước Việt, các thiết bị rèn luyện cũng rất hạn chế, nên kiếm của Can Tương rèn ở đây, không tốt bằng những thanh kiếm mà ông với Âu Dã Tử rèn trước kia, nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với những thanh kiếm của các thợ rèn ở nước Ngô. Do vậy, ông cũng có tiếng tăm không nhỏ.

Năm 514 trước công nguyên, Ngô Vương Hạp Lư lên tức vị. Vì muốn tăng cường thực lực quân sự, ông rất coi trọng binh khí. Kiếm – binh khí chủ yếu tác chiến đương thời, là loại vũ khí phổ thông của binh tướng, vua quan. Vả lại binh sĩ nước Ngô thường đi bộ nên nhu cầu về kiếm càng nhiều. Do đó, Hạp Lư lên ngôi chưa được bao lâu, bèn hạ lệnh thu dụng những thợ rèn giỏi và Can Tương cũng bị sung vào đội rèn kiếm. Hạp Lư nghe nói Can Tương là người giỏi nên hết sức vui mừng, muốn Can Tương rèn cho ông một cặp kiếm thật tốt.

Theo yêu cầu của Can Tương, Hạp Lư hạ lệnh mở một quảng trường rèn kiếm, điều động rất nhiều thợ, đặc biệt còn phái ba trăm đồng nam, đồng nữ chuyên lo thụt bể, sóc than…
Can Tướng trong phim Thiện Nữ U Hồn [2003]Can Tướng trong phim Thiện Nữ U Hồn [2003]
Can Tương rèn luôn mấy thanh kiếm tốt, nhưng sau khi dâng lên đều bị Hạp Lư trả về, vì chất kiếm còn thua thanh kiếm của Âu Dã Tử đã rèn cho ông đang dùng. Can Tương nhờ người bẩm lại:
– Nhờ ông về bẩm báo với Đại Vương, kiếm muốn rèn tốt, nhất định phải có sắt thép tốt, hỏa hầu thích hợp và kỹ thuật cao, nếu thiếu một trong ba thứ đó thì không thể được. Kỹ thuật của tôi và sư huynh Âu Dã Tử không ai hơn kém, nhưng sắt thép và hỏa hầu ở đây không bằng ở nước Việt.

Nghe giải thích như thế, Hạp Lư đồng ý, nhưng vẫn ra thời hạn trong vòng ba tháng, Can Tương phải rèn được kiếm tốt, nếu không sẽ bị tội.

Can Tương hối hả làm với thời gian eo hẹp ấy. Mạc Da cũng giúp chồng lo liệu than lò. Nhưng đã gần hai tháng mà thép trong lò vẫn chưa dung hóa (tan chảy). Một hôm, Mạc Da hỏi Can Tương:

– Thép đến nay vẫn chưa dung hóa, phải chăng chất thép có vấn đề ?

– Hẳn vậy. Năm ấy, khi tiên sư rèn lần cuối cùng, cũng gặp vấn đề thế này, sau đó…

–Sau đó thế nào ?

– Sau đó…

Can Tương ngập ngừng, đoạn tiếp:

– Sau đó, tiên sư với tiên sư mẫu phải nhảy vô lò mới dung hóa được chất thép và đã rèn nên kiếm tốt !

– Như thế, chẳng là phải bị thiêu chiết sao ?

– Rèn không được kiếm tốt, Đại Vương nước Việt cũng sẽ giết chết ông. Không ngờ hôm nay, tôi cũng gặp phải tình huống thế này.
Mạc Tà trong phim Thiện Nữ U Hồn [2003]Mạc Tà trong phim Thiện Nữ U Hồn [2003]
Mạc Da vội nói nhanh:

– Tiên sư mẫu đã làm được thì thiếp cũng có thể làm được như vậy.

Can Tương nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

– Có thể không cần phải đem cả thân mình nhảy vào trong lò lửa. Tôi nghĩ rằng, nếu như lấy tóc và máu đầu ngón tay cũng có thể làm cho thép dung hóa được.

Nghe thế, Mạc Da liền cắt mái tóc và lấy máu đầu ngón tay, đem bỏ vô lò. Quả nhiên, dưới sức thổi lò, cào bỏ và thêm than không ngừng của ba trăm đồng nam đồng nữ, thép đã dần dần dung hóa. Cuối cùng, hai thanh kiếm tốt đã rèn xong.

Hai thanh kiếm ấy, một thanh có vân như vảy rùa là hùng kiếm, tên gọi “Can Tương”; một thanh dợn như sóng nước là thư kiếm, tên gọi “Mạc Da”. Trải qua thử nghiệm, sắc nhọn vô cùng, có thể dùng đâm trâu ngựa, cắt sắt chém đá, còn vượt hơn cả thanh kiếm Âu Dã Tử rèn cho Hạp Lư dùng.

Về sau, người ta dùng điển tích “Can Tương - Mạc Da” để ví bảo kiếm hoặc tỉ người tài, binh khí tốt.

CAN TƯƠNG hùng kiếm và MẠC TÀ thư kiếm (theo trí tưởng tượng người thời nay, đương nhiên xét theo truyền thuyết thì Can Tương không thể có nhiều tâm trí và thời gian để trạm trổ tinh xảo cho song kiếm như thế được)CAN TƯƠNG hùng kiếm và MẠC TÀ thư kiếm (theo trí tưởng tượng người thời nay, đương nhiên xét theo truyền thuyết thì Can Tương không thể có nhiều tâm trí và thời gian để trạm trổ tinh xảo cho song kiếm như thế được)
Nhưng cũng có một thuyết khác kể như sau..

Truyền thuyết kể rằng, Ngô Vương thu thập được ngũ sơn chi thiết tinh, chi kim anh, liền lệnh cho đệ tử của Tôn sư Âu Dã Tử là Can Tương đúc kiếm, Can Tương lúc đó đã là một đại sư đúc kiếm nổi tiếng.

Can Tương là đồ đệ của Âu Dã Tử, đồng thời cũng là con rể của ông, người vợ Mạc Tà là trợ thủ đắc lực nhất của Can Tương, hai người liền cùng nhau đúc kiếm, lúc đúc kiếm hai người rất tình cảm, Mạc Tà thường lau mồ hôi và quạt cho Can Tương.

Dung hòa Kim thiết của Ngũ Sơn không như Can Tương nghĩ, ba tháng trôi qua vẫn chưa dung hòa xong, không dung hòa được thì không thể đúc kiếm được, mà như vậy thì Ngô Vương sẽ nổi giận.

Can Tương chỉ là một công nhân, Ngô Vương mà tức giận thì tính mạng hắn khó mà giữ được.

Mạc Tà là con gái của Âu Dã Tử, hiểu biết rất nhiều về đúc kiếm, cô nhìn thấy Can Tương suốt ngày sầu não cuối cùng đã quyết định.

Cách này Can Tương cũng biết, nhưng không hề nghĩ là sẽ sử dụng nó, một buổi sáng sớm, lúc Can Tương tỉnh dậy thì không thấy Mạc Tà đâu cả, trong lòng bắt đầu cảm thấy có điều chẳng lành, liền vội vàng chạy đến lò đúc kiếm, quả nhiên nhìn thấy Mạc Tà đang đứng bên lò kiếm.

Can Tương vội vàng gọi vợ, nhưng Mạc Tà đã từ chối mà nói với hắn:

- Em chưa chết, và cũng sẽ không chết, sau này chúng ta có thể mãi mãi ở bên nhau!

Nói xong, Mạc Tà liền nhảy vào lò, lấy thân mình để đúc kiếm, linh hồn cô đã nhập vào bên trong thanh kiếm thần.

Can Tương đau khổ lấy máu của mình cùng với linh hồn của Mạc Tà, tinh chất của kim thiết trước đây không thể dung hòa được giờ đã biến thành thiếc lỏng, cuối cùng thành công cho ra hai thanh kiếm thần chính là Can Tương và Mạc Tà.

Hai thanh kiếm này bọn họ phải trả giá bằng máu và linh hồn mới có được, Can Tương không làm được nhiều kiếm thần như Âu Dã Tử, thành tựu lớn nhất của hắn chính là hai thanh kiếm thần này, hai thanh kiếm này đã làm cho bọn họ phải trả một giá quá đắt.

Câu chuyện này rất nhiều người được nghe, nó đã từng là câu chuyện tình yêu nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
nơi tương truyền Can Tương và Mạc Tà rèn kiếm được đặt tên là Mạc Can Sơn (nay là địa danh du lịch nổi tiếng)nơi tương truyền Can Tương và Mạc Tà rèn kiếm được đặt tên là Mạc Can Sơn (nay là địa danh du lịch nổi tiếng)
600 năm sau, tể tướng nước Tần là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, ông sai nhà địa lý giỏi nhất là Lôi Hoàn đến tìm hiểu. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lên Trương Hoa thanh Mạc Gia. Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người rơi tuột xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn hết hồn vì thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn. Từ đó hai thanh Can Tương và Mạc Gia coi như mất tích.

Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền (đời Đường). Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở… làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Cao Đài là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).
mô phỏng TRẠM LƯ bảo kiếmmô phỏng TRẠM LƯ bảo kiếm
Năm 1965, tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta tìm thấy mộ của Việt Vương Câu Tiễn và tìm thấy thanh Trạm Lư. Các nhà khoa học thấy thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn 2.000 năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh Tê Lợi (tương truyền là do Mạc Gia đúc). Soi phóng xạ người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.
giả chế TRẠM LƯ bảo kiếmgiả chế TRẠM LƯ bảo kiếm
Việt Vương Câu Tiễn chi bảo kiếmViệt Vương Câu Tiễn chi bảo kiếm
chữ triện cổ khắc trên kiếm của Câu Tiễnchữ triện cổ khắc trên kiếm của Câu Tiễn                                                                          
Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét