Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Vạch trần sự xuyên tạc 'mất Gạc Ma do lệnh không được nổ súng

@ nguồn: đây
Chủ trương “không nổ súng trước” đã bị lập lờ đổi thành “không được nổ súng”. Đây là luận điệu xuyên tạc nhằm gây mất đoàn kết, khoác lớp vỏ "yêu nước" để mưu đồ mục đích chính trị cá nhân của các thành phần chống phá Việt Nam.


"Không dám nổ súng" và "bưng bít chuyện mất đảo"
Không có chuyện “mất Gạc Ma do lính ta không dám nổ súng, vì một ông lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào”, không có chuyện “nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988”, vài năm nay tôi đã nhiều lần trả lời nhiều bạn về ngày 14/3/1988. Nhưng bây giờ, vẫn có nhiều người nói hai điều trên là có thật, khiến một số người lại hỏi tôi. Đành viết về vấn đề này một lần nữa.
Trên đây là ảnh báo Nhân Dân và báo Hà Nội Mới số ra ngày 15/4/1988, đăng tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen, vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc”.
Những trang báo này, tuyên bố này nói lên điều gì?
 
Nếu các chiến sĩ hải quân Việt Nam không được nổ súng thì tại sao Trung Quốc có 6 lính chết và 18 lính bị thương trong cuộc hải chiến ngày 14/3/1988?
Nói rằng, không có chuyện lính ta không dám nổ súng, vì một ông lãnh đạo cao cấp đã lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào. “Bình tĩnh, kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của đối phương”, đó là nguyên tắc ứng xử của ta trước các hành động gây hấn của Trung Quốc năm 1988 và các năm sau, cho đến tận ngày nay. “Không nổ súng trước” khác hẳn “không được nổ súng”, ai đó đừng có lập lờ.
Nói rằng, ngay sau khi sự kiện ngày 14/3/1988 nổ ra, các cơ quan truyền thông của Việt Nam đã lên tiếng rất mạnh mẽ, chả có sự bưng bít nào. Nói thêm, không phải chỉ khi có sự kiện 14/3/1988, mà ngay từ tháng 1/1988, khi Trung Quốc bắt đầu có các hành động chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, báo chí và người dân Việt Nam đã liên tục, mạnh mẽ lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.
Thư của huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên gửi quân dân Trường Sa
Nói thêm với những bạn cho rằng nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988. Các bạn có thể dễ dàng kiểm chứng điều này, bằng cách đến thư viện, tìm đọc các số báo ra trong nửa sau tháng 3/1988 và tháng 4, tháng 5/1988. Nếu ai đã biết rằng không có chuyện bưng bít, nhưng vẫn cứ lu loa rằng “nhà nước Việt Nam bưng bít vụ mất đảo năm 1988”, người đó chẳng đáng trọng.
Chỉ huy trận Gạc Ma: Chưa từng nghe ai lệnh không được nổ súng
Tôi là người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88, là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ, có 2 khẩu AK 47 .
Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó .
Ấy vậy mà nhóm phóng viên (đài RFA) hôm nay đăng bài nói rằng tôi nói ta lệnh không được nổ súng, như vậy là thêm thắt, bịa đặt làm cho dư luận xấu càng thêm ồn ào. Điều này rất đáng trách các phóng viên.
Có một số cá nhân phát biểu, viết status, làm thơ nói rằng do có lệnh không được nổ súng nên dẫn đến 64 chiến sĩ ta phải hy sinh.
 

Xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm, nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng: Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bj tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên, còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên.
Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xẩy ra rồi mà mọi người đã theo dõi bấy lâu nay.
Tôi rất mong những ai đã viết, đã phát biểu dù với mục đích gì cũng nên kiểm điểm lại, gỡ bài hoặc đính chính kẻo đến lúc tôi điểm mặt chỉ tên thì sự bất lợi sẽ thuộc về các bạn.

Cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo trả lời trên báo Dailo.vn:

"Ở đây, nếu có thì chỉ là không nổ súng trước, bởi mình không bao giờ khiêu khích. Địch đã nổ súng vào đồng đội mình mà lại nói là không cho nổ súng thì không đúng.

Không có bất cứ ông chỉ huy nào lại để lính mình làm bia cho quân địch bắn cả".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét